Thuốc Lotusone Cream là thuốc gì?

Kem bôi Lotusone Cream thường được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh da liễu như chàm, viêm da tiếp xúc, vảy nến. Tuy đặc điểm da của người bệnh mà có thể dùng thuốc hay không. Vì vậy, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần nắm rõ các thông tin cơ bản liên quan cần thiết.

Giới thiệu vài nét về thuốc Lotusone

Đôi nét cơ bản

➧ Tên thuốc: Lotusone

➧ Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh da liễu

➧ Bào chế: Dạng kem bôi ngoài da

➧ Đóng gói: Hộp x 1 tuýp x 15g

➧ Sản xuất: Công ty cổ phần Dược TW Huế Medipharco – Việt Nam

➧ Giá bán tham khảo: Dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/ tuýp 15g (Giá thuốc có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc tây và đại lý bán lẻ.)

➧ Điểm bán: Trên toàn quốc.

Phân tích thành phần

Trong mỗi 100gr kem có chứa:

– 0,064g Betamethason dipropionat.

– Các tá dược bao gồm: Emulsifying Wax, Titan dioxyd, Polyoxyl castor oil, Glycerin, Propylene glycol, Nước cất… vừa đủ 100g.

Công dụng của thuốc Lotusone Cream

Theo thông tin nhà sản xuất, kem bôi Lotusone là loại thuốc đáp ứng với Corticoid, được chỉ định điều trị cho các đối tượng sau:

– Giảm các triệu chứng viêm da có đáp ứng corticosteroid

– Viêm da tiếp xúc, viêm da tróc vảy

– Chàm cấp tính và mãn tính

– Sẹo lồi, phì đại của liken (lichen) phẳng

– Thương tổn thâm nhiễm khu trú

Chống chỉ định điều trị

– Mụn trứng cá, trứng cá đỏ

– Tổn thương có viêm, vết loét

– Tổn thương da (có nhiễm khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng)

– Bệnh nhân mẫn cảm, kích ứng quá mức hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

– Viêm da ở trẻ em (dưới 1 tháng tuổi)

– Không được dùng cho nhãn khoa

TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ LOTUSONE CREAM

Trước khi sử dụng, hãy luôn luôn đọc kỹ các thông tin tham khảo được in trên bao bì hoặc trao đổi trực tiếp với dược sĩ/ bác sĩ để sử dụng thuốc đúng cách.

Cách dùng phù hợp

Lotusone là thuốc dùng bôi ngoài da. Việc bôi thuốc mặc dù đơn giản, tuy nhiên để tránh các nhiễm khuẩn, tổn thương không cần thiết bạn nên:

– Rửa sạch tay và vùng tổn thương trước khi bôi thuốc.

– Lấy một lượng kem vừa đủ (tương ứng với phạm vi điều trị) ra tay và tiến hành thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh.

– Đợi vài phút sau thì thuốc sẽ thẩm thấu hoàn toàn. Sau đó, nhớ rửa lại tay sạch sẽ để tránh dụi vào mắt hoặc cho vào miệng.

Chú ý

– Không được băng kín vùng da điều trị (nếu không có yêu cầu từ bác sĩ) bởi có thể làm tăng khả năng hấp thu thuốc và gây ra các phản ứng, tác dụng phụ toàn thân.

– Nếu vùng da điều trị được che phủ bởi quần áo thì lựa chọn những trang phục mỏng, thoáng mát, rộng rãi, ít gây ma sát và trầy xước…

– Tránh để vùng da tổn thương va chạm với người khác bởi trong nhiều trường hợp, thuốc có thể truyền qua vùng da khỏe mạnh và gây các tác dụng phụ không mong muốn.

Liều lượng nên dùng

Dùng một lượng thuốc vừa đủ, tương ứng với phạm vi vùng da cần điều trị. Không được bôi quá dày hoặc đắp thuốc lên vùng bệnh.

Bôi thuốc từ 1 – 2 lần/ ngày. Có thể duy trì bôi thuốc liên tục từ 7-10 ngày (hoặc hơn theo chỉ định bác sĩ).

**Thông tin về liều lượng thuốc chỉ áp dụng đối với các trường hợp phổ biến; không có tác dụng đối với toàn bộ các ca bệnh và không thay thế cho chỉ dẫn của bác sĩ.

THẬN TRỌNG VỀ KEM BÔI LOTUSONE

Cẩn thận khi dùng

– Do lotusone có thể gây tác dụng phụ toàn thân nếu sử dụng liều cao. Do đó, nếu vùng da điều trị rộng, hãy tham khảo với bác sĩ để được cân nhắc về liều lượng hoặc chỉ định điều trị thay thế bằng phương pháp khác.

– Tránh để vùng tổn thương tiếp xúc với bề mặt khác; bạn có thể băng nhẹ vùng bôi thuốc. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ để giảm liều lượng, tránh gây các rủi ro đáng tiếc (bởi khi băng kín làm tăng mức độ hấp thu thuốc).

– Đối với phụ nữ đang mang hoặc cho con bú, hãy báo với bác sĩ để được cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ có thể xảy ra… trước khi có quyết định dùng thuốc.

– Hãy ngừng dùng thuốc nếu xảy ra tình trạng mẫn cảm hoặc kích ứng thuốc quá mức. Đồng thời tới gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành điều trị.

Tác dụng phụ cần nhớ

Theo báo cáo, trong quá trình dùng thuốc Lotusone có thể xảy ra một số tác phụ, như sau:

Tác dụng phụ tại chỗ

Viêm da dị ứng, viêm nang lông, nóng rát da, tăng lông tóc, phát ban dạng trứng cá, nhiễm trùng thứ phát, nổi mề đay, teo da, giảm sắc tố, phù kinh mạch…

Tác dụng phụ toàn thân

– Cơ xương khớp

– Quá trình chuyển hóa

– Thần kinh

– Mắt

– Nội tiết

Tương tác giảm hiệu quả

Danh sách một số loại thuốc mà Lotusone có thể xảy ra tương tác:

+ Lotusone dùng chung với Paracetamol làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan

+ Lotusone dùng chung với Glycoside digitalis dẫn đến rối loạn nhịp tim, tăng độc tính của thuốc

+ Lotusone dùng chung với thuốc điều trị tiểu đường: Làm tăng nồng độ glucose huyết

+ Lotusone dùng chung với thuốc chống đông máu loại coumarin: Làm tăng hoặc giảm hoạt động đông máu

+ Lotusone dùng chung với thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Sẽ làm tăng nguy cơ loét dạ dày

Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ điều trị để kết quả dùng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

Narihealthy

Published by Narihealthy

Thích đi du lịch và quan tâm về sức khỏe

Leave a comment

Design a site like this with WordPress.com
Get started